Vải địa kỹ thuật

Giá: Liên hệ Lượt xem: 71
Chi tiết sản phẩm

Tổng quan về vải địa kỹ thuật 

MÔ TẢ CHUNG

Vải địa kỹ thuật loại không dệt được sản xuất 100% từ các sợi PP có tính trơ bền được thiết kế rộng rãi cho các ứng dụng giao thông, thủy lợi, môi trường góp phần làm giảm giá thành dự án.

Vải địa kỹ thuật loại không dệt được sử dụng trong các công trình giao thông đường bộ, đường sắt, cảng, sân bay, các khu vực bãi đỗ, kho hàng, khu vực bốc dỡ hàng, nhà xưởng công nghiệp, đê kè sông biển, hố chứa chất nhiễm bẩn, v.v.

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật trong thi công các công trình giao thông

Phân cách ổn định nền đường: Vải địa kỹ thuật không dệt nhờ tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường.

Khôi phục nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng cường lực chịu kéo cao, độ giãn dài thấp, độ bền kéo mối ghép nối tốt .

Chống xói mòn - lọc và tiêu thoát: Vải địa kỹ thuật không dệt được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biển nhằm giải quyết hai vấn đề: lọc tiêu thoát giúp giảm bớt áp lưc thủy động từ bên trong bờ, mái dốc; và triệt tiêu bớt các năng lượng gây xói mòn như sóng, gió, mưa, v.v

Vải địa kỹ thuật được ứng dụng trong xử lý nền đất yếu trong các công trình

ĐẶC TÍNH/TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Kháng hóa chất: Khả năng chống chịu được các loại đất có độ kiềm (pH< 11) và có độ axit (pH>2) 

Kháng tác động của vi sinh vật: Không bị tác động bởi nấm, vi khuẩn bacteria, fungi ...

Kháng tia cực tím (UV): Có khả năng kháng tia cực tím bởi các thành phần ổn định tia cực tím có trong cấu trúc polymer.

LỢI THẾ THI CÔNG

 Ổn định nền tốt, do đó có thể đắp cao hơn, dốc hơn

 Nhanh chóng tạo được bề mặt làm việc trên nền đất yếu

 Tiết kiệm được khối lượng san lấp lớp đệm

 Giảm khối lượng đào bóc và di dời, lấp bù đắp

ƯU ĐIỂM / LỢI ÍCH

Chủng loại sản phẩm đa dạng

Giá thành cạnh tranh

 Hàng sẵn có

 ISO 9001 - 2000

Một số loại vải địa kỹ thuật dang có trên thị trường Việt Nam:

Vải địa là sản phẩm dược sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi phải xử lý nền đất yếu trong thi cong các công trình xây dựng và giao thông. Tuy nhiên trước đây sản phẩm vải địa kỹ thuật không được sản xuất trong nước mà chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài.

Cho đến thời điểm hiện nay tất cả các dạng sản phẩm vải dịa đã được các đơn vị trong nước có thể chủ động sản xuất với công nghệ heienj đại được nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy hiện nay các sản phẩm vải địa dùng trong thi công các công trình xây dựng và giao thông đã được sản xuất trong nước với chất lượng đảm bảo tương đương với các sản phẩm nhập khẩu. Đi liền với đó là giá thành hạ và sự chủ động trong cung cấp sản phẩm tới chân các công trình dự án trên toàn quốc.

Hiện nay trê thế giới cũng như tại Việt nam có 2 công nghệ được áp dụng để sản xuất vải địa là vải địa dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Tùy theo yêu cầu sử dụng của từng công trình để có thể sử dụng loại vải địa nào cho phù hợp.

Tuy nhiên đánh giá về ưu nhược điểm của từng loại vải địa kỹ thauatj thì sản phẩm vải địa không dệt có nhiều tính năng vượt trội hơn có thể áp dụng được cho nhiều công trình xây dựng giao thông đòi hỏi nhiều sự phức tạp cũng như yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Vải địa kỹ thuật dệt được làm từ các sợ PE hoặc PP và được dệt với nhau theo chiều dọc và chiều ngang. Do đặc điểm cấu tạo như vậy nên nếu ở trong những điều kiện phải chịu lực kéo lớn tì các sợi vải này sẽ bị co kéo lệch vị trí và có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Mặt kahcs sản phẩm dệt này có khả năng thoát nước chậm nên nếu sử dụng chúng cho những yêu cầu về thoát nước là không hợp lý.

Với công nghệ sản xuất tien tiến hơn các sợi của sản pahamr vải địa kỹ thuật không dệt được liên kết với nhau đa chiều bằng công nghệ xuyên kim. Nhờ vậy khả năng chịu lực của vải địa không dệt vượt trội hơn nhiều so với sản phẩm dệt. sản phẩm vải địa không dệt được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều dự án xây dựng giao thông: làm lớp phân tách vật liệu, đảm nhận nhiệm vụ tiêu thoát nước hiệu quả hơn…

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình để có thể lựa chọn và sử dụng loại vải địa kỹ thuật phù hợp nhất cho công trình vừa đảm bảo hiệu quả vừa tránh lãng phí nguồn lực.

Bên cạnh việc phân loại theo công nghệ sản xuất thì các sản phẩm vải địa còn khác nhau ở cường độ chịu lực. hiện nay các sản pahamr vải dịa kỹ thuật được sản xuất trong nước đã có nhiều loai với cường độ chịu lực khác nhau. Có một nguyên tắc chung là sản pahamr vải địa có cường độ chịu lực cao thì sẽ được sử dụng cho những công trình có yêu cầu cao về kỹ thauatj đặc biệt là độ chịu co kéo. Đi liền với đó thì sản phẩm  có cường độ chịu lực cao cũng có giá thành cao hơn so với sản phẩm có cường độ chịu lực thấp.

Sản phẩm vải địa kỹ thuật đã được ứng dụng trong nhieuf dự án giao thông lớn tại Việt Nam. Điển hình trong số đó là việc sử dụng vải địa để thi công cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Mặc dù phải thi công trên nền đất yếu nhưng nhờ sử dụng sản phẩm vải dịa kỹ thuật không dệt nên cho đến thời điểm hiện tại tuyến cao tốc này vẫn đang là tuyến cao tốc có chất lượng tốt nhất tại Việt Nam.

Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật tại công trường:

Vải địa kỹ thauatj chất lượng sau khi được mua từ nhà cung cấp uy tín nếu chưa thi công ngay cần có biện pháp bảo quản đúng tại công trường. do sản phẩm vải địa đã được đóng thành cuộn có vỏ bảo vệ nên việc bảo quản sản phẩm này không khó.

Vải địa cần được che đậy để tránh tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Cần hủ bạt và có biện pháp để ngăn chặn người cũng như các loại động vật phá hoại gây hư hỏng vải trong quá trình bảo quan. Nên kê cao lên kệ để tránh bị ẩm ướt có thể làm giảm chất lượng của vải.

Chuẩn bị mặt bằng trước khi trải vải:

Mặt bằng thi cong trước khi trải vải tại công trường cần được phát quang, tránh để gai hoặc cành cây, vật sắc nhọn có thể gây hư hại cho vải. Loại bỏ hết các cong cụ dụng cụ không cần theiets khỏi khu vực trải vải. như vậy việc chuẩn bị mặt bằng cho công tác thi công vải địa kỹ thuật không quá phức tạp thâm chí có thể nói là dễ dàng.

Trải vải dịa kỹ thuật ra bề mặt càn thi công:

Như trên chúng tôi đã trình bày sản phẩm vải địa kỹ thauatj đã được dóng thành cuộn có lớp vỏ bảo vệ. Khi thi công vận chuyên cuộn vải ra công trường sau đó tháo bỏ lớp vỏ bảo vệ. trải cuộn vải theo chiều di chuyển của thiết bị thi công.

Yêu cầu của công tác trải vải là cuộn vải phải được đặt đúng vị trí, phẳng không bị dồn, bị nhăn. Nếu cần theiets có thể sử dụng bao cát loại nhỏ, ghim sắt haowcj ghim gỗ để cố định các vị trí cần theiets giúp cho vải được phẳng.

Quá trình trải vải kết thúc cần được nghiệm thu để phát hiện những hỏng hóc nếu có. Tùy vào mức độ hư hỏn cảu lớp vải trải cần xin ý kiến của bên tư vấn giám sát để có thể giữ nguyên hay thay thế vị trí bị hư hỏng. Nếu không có hư hỏng mới iến hành đào đắp các lớp vật liệu lên phía trên.

Thi công trải vải địa kỹ thuật sau khi chuẩn bị bề mặt thi công đúng tiêu chuẩn

Nếu không có quy định nào khác trong hồ sơ thiết kế thì việc  đào đắp các loại vật liệu cần được tiến hành trong vòng 2 giờ kể từ khi trải xong vải. Trong quá trình đổ lớp đất đầu tiên không được cho các thiết bị thi công di chueyenr trực tiếp lên trên bề mặt vải địa.

Nếu không có quy định khác trong theiets kế tì lớp vật liệu đào đắp đầu tiên khi đổ xuống tối thiểu phải đạt 30 cm. Quá trình nén vật liệu càn sử dụng các loại thiết bị có trọng lượng phù hợp với kết cấu và yêu cầu cụ thể của từng công trình. Chú ý với lớp đất đầu tiên trước khi dùng lu rung đầm cho đến hệ số theo yêu cầ cần dùng máy ủi bánh xíc đầm sơ bộ trước. hệ số đầm chắc của lớp đầu tiên trong quá trình xử lý enenf đất yếu nên được lấy nhỏ hơn các lớp trên 5% để đạt được hiệu quả cao nhất.

Kỹ thuật nối vải địa kỹ thuật:

Trong quá trình thi công vải địa kỹ thuật không thể tránh khỏi việc phải nối các cuộn vải địa lại với nhau để đạt được kích thước phù hợp nhất với quy mô của công trình. Tùy theo Tuyftheo yêu cầu thiết kế và thực tiễn thi công tại công trường  có thể sử dụng 2 phương pháp là nối may và nối chồng mí.

* Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 5.

* Nối may:

– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester như yêu cầu tại 4.3.

– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).

– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.

– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm.

Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595).

Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.

Ngoài cung cấp các loại vải địa kỹ thuật chất lượng cao giá cạnh tranh công ty chúng tôi hiện còn phân phối nhieuf loại vật tư khác: matit chèn khe, lưới địa kỹ thuật Tensar, màng chống thấm HDPE... Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp tới tận chân công trình. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!

VẬT TƯ MINH GIANG

VPGD: Số 12, ngách 274/7, Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0916096811 - 0982731258

Email: thanhvns78@gmail.com

Website: vattuminhgiang.com